HỆ THỐNG TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ SIK

HỆ THỐNG TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ SIK

HỆ THỐNG TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ SIK

HỆ THỐNG TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ SIK

HỆ THỐNG TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ SIK
HỆ THỐNG TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ SIK
KHỦNG HOẢNG TUỔI LÊN 2

 

Khủng hoảng tuổi lên 2, hiểu nôm na thì giai đoạn này rơi vào khoảng 18m cho đến 3 tuổi, (xong lên 3 tuổi lại khủng hoảng lên 3). Con sẽ trở lên cực bướng bỉnh, hay lăn ra ăn vạ, con nói không với mọi thứ, có những hành động bạo lực như lao vào đánh đấm người khác. Nếu không xử lý tốt thì con sẽ kéo dài đến 3 tuổi và kéo dài đến lớn.

 

1. Khi con ăn vạ, lăn ra gào khóc:

- Ăn vạ từ trong nhà ra ngoài sân: Oke! Con cứ khóc đi, mẹ ngồi đợi con.

- Đi dọc đường thích cái gì mà không được thì lăn ra ăn vạ giữa đường luôn: Oke! Mẹ bế con vào bên vệ đường khóc tiếp, khóc chán đứng dậy ôm mẹ thì về.

- Ăn vạ giữa quán ăn: Mẹ bế con ra ngoài quán ngồi khóc để không ảnh hưởng đến người khác, khóc chán, khóc mệt rồi đi vào ăn tiếp.

- Về nhà với ông bà mà ăn vạ í gì?: Bế con vào trong phòng, chốt cửa lại cho khóc chán thì thôi. Chuẩn bị luôn cho combo khăn + thau, nôn ói gì thì nôn hết vào đấy! (mẹ cũng ở trong phòng cùng con nha!) Dĩ nhiên thì cũng phải phân biệt rõ trường hợp và phân tích tình huống xem đó có phải là ăn vạ không? Và cấp độ ăn vạ như thế nào? - Nếu con khóc quá dai, thì mẹ hãy chơi 1 trò chơi, hay làm 1 cái gì đó ở gần con, để thu hút sự chú ý của con. Để con tự mò ra chơi với mẹ.

 

2. Khi con có những hành động bạo lực, lao vào đánh mọi người:

- Hãy giữ con lại cho con bình tĩnh, có thể đưa ra 1 hình phạt cho hành động này, ví dụ như con sẽ bị đứng 1 góc, sau đó khi bình tĩnh rồi thì ra ôm hôn người mà con vừa mới đánh. - Khi con có biểu hiện bạo lực, mẹ nghiêm mặt lại nói chuyện với con, thể hiện rõ ràng đó là việc không đúng. Tuyệt đối không được ai cười cợt, vui vẻ trên cái hành động bạo lực của con.

 

3. Con nói "không" với mọi thứ:

- Giai đoạn này, con đang bắt đầu có những ý kiến riêng, muốn thể hiện cái "tôi" của mình, muốn thể hiện mình là một cá thể độc lập. Vậy vào giai đoạn này, mẹ nên nói chuyện và tôn trọng trong khuôn khổ ý kiến của con.

 

4. Giai đoạn bắt chước:

Giai đoạn này cũng là giai đoạn mà em thấy con cực thích bắt chước hành động của người lớn. Ví dụ đi ăn con bắt chước mẹ vắt chanh vào bát. Bắt chước mẹ quét nhà, bắt chước mẹ rửa rau, bắt chước mẹ nhặt rau..... Thì vào lúc này, mẹ nên tập và cho con có cơ hội được tự lập, tự làm những việc tích cực.

 

smiley Chốt lại vấn đề:

Giai đoạn này, việc cần làm nhất của mẹ đó là bình tĩnh.

-Nghiêm khắc nhưng không áp đặt, tôn trọng nhưng không chiều chuộng nhu nhược.

-Không thỏa hiệp khi con ăn vạ. - Chỉ cho khi con xứng đáng.

- Tạo điều kiện cho con học theo và tự làm những việc tích cực.

- Tạo điều kiện cho con đưa ra ý kiến cá nhân.

 

Nguồn: Bệnh Viện Nhi Đồng TPHCM

 

 

 

Ngày đăng: 22/07/2022
Zalo
favebook
Go Top