HỆ THỐNG TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ SIK

HỆ THỐNG TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ SIK

HỆ THỐNG TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ SIK

HỆ THỐNG TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ SIK

HỆ THỐNG TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ SIK
HỆ THỐNG TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ SIK
MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO BÉ 

“Tài sản đầu tiên của mỗi người là sức khoẻ” – trước khi muốn đầu tư cho các bé về tri thức, tâm lý, tinh thần, điều đầu tiên ba mẹ nên làm là đảm bảo cho con có một thể chất thật khoẻ mạnh. Ngay từ khi ở lứa tuổi mầm non, phụ huynh đã có thể giúp con tạo một nền tảng thể chất thật vững chắc để bé phát triển toàn diện trong tương lai qua các hoạt động đơn giản mà bổ ích. Cùng SIK tìm hiểu nội dung của giáo dục phát triển thể chất cho trẻ mầm non.

1. Phát triển thể chất cho trẻ mầm non là gì?

Thể chất là tình trạng sức khoẻ của con người từ hình thái đến chức năng, được thể hiện thông qua khả năng thực hiện các công việc hàng ngày. Theo đó, phát triển thể chất là quá trình rèn luyện và hoàn thiện cơ thể để hình thành lối sống lành mạnh, tạo nền tảng vững chắc cho các hoạt động khác trong cuộc sống. 

Theo nghiên cứu, 0 đến 6 tuổi là thời điểm vàng để trẻ phát triển về mọi mặt. Vì vậy, bố mẹ nên tận dụng cơ hội này để chuẩn bị cho con những hành trang cần thiết. Giáo dục thể chất là một hoạt động quan trọng không thể bỏ qua.

2. Các giai đoạn phát triển thể chất của trẻ

Để có những hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mầm non hiệu quả nhất, phụ huynh cần chú ý đến các giai đoạn phát triển khác nhau của bé. Với từng độ tuổi, trẻ sẽ có các đặc trưng riêng: 

  • Từ 0 đến 12 tháng tuổi: Bé sẽ học bò, ngồi và cử động cổ, ngẩng đầu lên xuống.
  • Từ 12 đến 24 tháng tuổi: Trẻ tập đi, tập bước lên cầu thang và sử dụng các ngón tay.
  • Từ 2 đến 4 tuổi: Bé sẽ đi vững và đi nhanh, bắt đầu biết chạy, nhảy. Các con sẽ biết cầm nắm thành thạo hơn.
  • Từ 4 đến 6 tuổi: Trẻ đã có thể hoàn toàn tự mình đi vững, chạy nhanh, leo cầu thang mà không cần đến sự giúp đỡ của người lớn. Con có thể học các bài vận động tinh vì đã biết cầm bút vẽ, viết thành thạo, biết tự mặc quần áo và vệ sinh cá nhân…

3. Mục tiêu của phát triển thể chất cho trẻ mầm non

Hiện nay, không chỉ ở trường học mà tại nhà, các bậc phụ huynh cũng đang áp dụng nhiều bài học giáo dục thể chất nhờ những lợi ích vượt trội mà hoạt động này mang lại. Phát triển thể chất cho trẻ mầm non nhằm hướng đến mục tiêu:

3.1. Rèn luyện và trau dồi thể lực, trí lực

Một trong những lợi ích đầu tiên của giáo dục phát triển thể chất là bé sẽ phát triển về thể lực và trí lực. Qua các bài học vận động kết hợp vui chơi, các con sẽ có thể rèn luyện được sức bền, cơ thể linh hoạt và nhanh nhẹn hơn. Bé sẽ tận dụng được năng lực của bản thân, tạo thói quen tốt từ sớm. 

Hơn thế, các hoạt động phát triển thể chất còn giúp con thư giãn tinh thần, tạo hứng thú hơn trong học tập. Trí não bé sẽ trở nên minh mẫn để tiếp thu tri thức một cách hiệu quả nhất. 

3.2. Bảo vệ bản thân

Những bài học giáo dục thể chất sẽ giúp con hiểu thêm về bản thân, về tầm quan trọng của sức khỏe. Từ đó, bé có ý thức hơn trong việc bảo vệ bản thân. Con sẽ tự nguyện và hứng thú hơn trong các hoạt động rèn luyện sức khỏe, dần tạo nên thói quen và lối sống lành mạnh, tốt đẹp.

3.3. Phát triển các kỹ năng cần thiết

Phát triển thể chất cho trẻ mầm non còn giúp bé nâng cao các kỹ năng cần thiết từ kỹ năng cảm xúc đến xã hội. Vận động tạo ảnh hưởng tích cực đến hệ thần kinh của trẻ, hỗ trợ phát triển và hình thành tính cách cho bé. Con sẽ có một tinh thần thoải mái và tâm lý vững vàng, phát triển những phẩm chất tốt như: sự kỷ luật, khả năng tập trung, kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân… Đặc biệt, thông qua các bài học thể chất, bé sẽ rèn luyện những kỹ năng xã hội như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề…

4. Một số phương pháp phát triển thể chất cho trẻ

Hiện nay có rất nhiều phương pháp phát triển thể chất cho trẻ mầm non đơn giản và mang đến hiệu quả cao. Thầy cô và phụ huynh có thể tham khảo một số cách giáo dục dưới đây.

4.1. Tập luyện các bài tập thể dục

Các bài tập thể dục là phương pháp phổ biến được ứng dụng rộng rãi, giúp trẻ phát triển khả năng vận động. Nhờ các động tác được phối hợp nhịp nhàng từ tay đến chân, bé sẽ rèn luyện sức khỏe, săn chắc cơ bắp đồng thời tăng cường trao đổi chất, hỗ trợ hệ tuần hoàn và hệ hô hấp làm việc tốt hơn. Tùy theo từng lứa tuổi mà sẽ có các bài tập được thiết kế khác nhau cho bé.

4.2. Tham gia trò chơi phát triển thể chất 

Các trò chơi phát triển thể chất là phương pháp hiệu quả nhất để rèn luyện sức khỏe cho bé. Trẻ ở lứa tuổi mầm non thường hiếu động và ham thích vui chơi. Vì vậy, các hoạt động “vừa chơi vừa học” bao giờ cũng khơi dậy hứng thú và tạo niềm vui cho bé. Ngoài ra, các trò chơi này còn giúp phát triển những kỹ năng xã hội, tăng sự gắn kết và giao tiếp của bé với mọi người xung quanh. 

4.3. Các hoạt động ngoại khóa, dã ngoại ngoài trời

Các hoạt động ngoại khóa, dã ngoại ngoài trời không chỉ tốt cho sự phát triển thể chất của bé mà còn giúp con thư giãn tinh thần, hòa nhập với thiên nhiên và rèn luyện các kỹ năng tập thể khác. Bé sẽ khám phá được tiềm năng của bản thân và tiếp thu thêm nhiều tri thức cuộc sống. 

 

Ngày đăng: 18/03/2024
Zalo
favebook
Go Top