. Ba mẹ thường nghĩ con “nhỏ tuổi” quá làm sao mà học kỹ năng giải quyết vấn đề, nhất là ở giai đoạn mầm non. Thật ra, nếu ba mẹ định hướng các kỹ năng này sớm thì con sẽ đỡ bỡ ngỡ hơn khi va chạm ngoài xã hội đấy.
. Vấn đề là tình huống bất ổn, thường xảy ra không báo trước. Vấn đề có thể xuất hiện ở bất cứ đâu, với bất cứ ai. Kỹ năng giải quyết vấn đề là quá trình gồm nhiều bước để xử lý tình huống trong cuộc sống.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề ở trẻ em
Ở trẻ em, kỹ năng giải quyết vấn đề thật ra không phải là việc gì quá to tát. Ví dụ như khi bé ăn kem bị chảy nước, con phải làm thế nào để không bị bẩn áo? Hoặc đơn giản như con muốn lấy một đồ vật ở trên cao thì phải làm sao? Khi bị bạn giành đồ chơi, con phải xử lý thế nào?
Kỹ năng giải quyết vấn đề không phải là đức tính bẩm sinh. Đây là kết quả của một quá trình rèn luyện và tư duy đúng đắn. Vì vậy, ba mẹ hoàn toàn có thể dạy cho bé kỹ năng này ngay từ nhỏ.
- Tại sao con nên rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề?
Cũng giống như người lớn, trẻ con cũng có những vấn đề của riêng mình. Con có thể gặp rắc rối trong chuyện học tập, vui chơi hay tương tác với bạn bè, thầy cô. Vì vậy, bé cần được rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề để có cách ứng xử phù hợp.
Khi không thể giải quyết rắc rối, bé thường có xu hướng khóc lóc hoặc né tránh. Do đó, việc rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề giúp con hình thành tư duy sắc bén, tâm lý vững vàng. Đây là một trong những kỹ năng cần thiết giúp con rèn luyện sự tự tin để trở thành một phiên bản mạnh mẽ và độc lập hơn mỗi ngày.
- Các bước rèn luyện khi giải quyết vấn đề
Thông thường, các bước sẽ bao gồm: xác định vấn đề, tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra vài cách xử lý, chọn cách tốt nhất và đánh giá kết quả.
Bước 1: Xác định vấn đề
Có thể bé cảm thấy đang có rắc rối, nhưng con chưa biết gọi tên chính xác là gì. Bạn có thể giúp con gọi tên rắc rối bằng những câu hỏi mở.
Bước 2: Tìm hiểu nguyên nhân
Ví dụ tình huống con đang buồn bã vì vấn đề học tập. Bạn hãy giúp con tìm hiểu lý do.
Có thể là do con chưa có biết cách lên kế hoạch học tập. Có thể con thấy khó khăn trong việc học và ghi nhớ lâu. Việc hiểu được nguyên nhân sẽ giúp bé dễ dàng tìm ra giải pháp.
Bước 3: Đưa ra vài hướng xử lý
Trước khi tìm ra cách giải quyết phù hợp, bạn nên cùng bé liệt kê ra vài giải pháp. Bạn không nên cười nhạo ý kiến của con nhé. Tôn trọng ý kiến trẻ là một trong những cách rè luyện sự tự tin cho con.
Bước 4: Chọn cách phù hợp nhất
Ba mẹ có thể gợi ý và hướng dẫn bé chọn giải pháp. Sau cùng, ba mẹ nên để con là người quyết định nhé. Việc tự chủ trong một số vấn đề sẽ giúp bé hình thành khả năng tự lập. Từ đó, con sẽ tự tin và phát triển tâm lý tốt hơn.
Bước 5: Đánh giá kết quả
Kỹ năng giải quyết vấn đề cần được đánh giá và ghi nhận kết quả. Bạn có thể hỏi thăm bé những câu như: “Con có thấy hài lòng với cách học mới không?”..... Nếu cách giải quyết vấn đề đem lại kết quả tốt, bạn hãy động viên và khen ngợi bé nhé.