HỆ THỐNG TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ SIK

HỆ THỐNG TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ SIK

HỆ THỐNG TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ SIK

HỆ THỐNG TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ SIK

HỆ THỐNG TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ SIK
HỆ THỐNG TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ SIK
PHÂN BIỆT TRẺ CHẬM NÓI VÀ TRẺ TỰ KỸ CHẬM NÓI

 

Việc phân biệt đúng trẻ chậm nói đơn thuần với trẻ tự kỷ chậm nói giúp ba mẹ can thiệp sớm nếu bé có bất thường, để có cơ hội được phát triển như những đứa trẻ bình thường khác.

 

yes Biểu hiện trẻ chậm nói đơn thuần

- Thích dùng cử chỉ hơn lời nói khi giao tiếp cho đến khi được 18 tháng tuổi.

- Không bắt chước được âm thanh khi được 18 tháng tuổi.

- Khó khăn trong việc hiểu các yêu cầu đơn giản của người lớn.

Đến giai đoạn 2-3 tuổi, nếu bé có những biểu hiện sau thì nên cho con đi khám:

 

- Chỉ biết bắt chước hành động, âm thanh mà không tự mình phát âm từ hoặc cụm từ.

- Không biết tuân theo các chỉ dẫn đơn giản.

- Chỉ nói được một số từ ngữ quen thuộc, lặp đi lặp lại, không biết dùng ngôn ngữ để trò chuyện với người khác.

- Có giọng nói khác thường.

- Phát âm khó nghe.

Có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm nói ở trẻ. Trong đó, phổ biến như: trẻ đẻ thiếu tháng, nhẹ cân, sinh đa thai, bé trai phát triển ngôn ngữ chậm hơn bé gái…

 

yes Biểu hiện trẻ tự kỷ chậm nói:

 

- Trẻ được 1 tuổi nhưng chưa biết bập bẹ và không có các động tác chỉ trỏ gây chú ý.

- Trẻ không nói được bất kỳ từ nào khi được 16 tháng tuổi. Khi được 24 tháng tuổi, trẻ không nói được câu nào gồm 2 từ.

- Khi được 14 – 16 tháng tuổi, trẻ đã có một số kỹ năng ngôn ngữ nhưng bỗng nhiên mất hẳn, có thể xuất hiện sau một sự kiện như một trận ốm, nằm viện, ngã, lên sởi…

- Trẻ không có hứng thú kết bạn.

- Trẻ không bị lôi cuốn bởi đồ chơi, trò chơi.

- Trẻ ít hoặc không tiếp xúc mắt.

- Trẻ không trả lời, không ngoảnh mặt khi được nghe gọi tên.

- Không hay nhìn ai nhưng lại nhìn lâu vào đồ vật có động tác đơn giản như quạt đang quay.

- Không có động tác giơ tay đòi bế.

- Không thích người khác đụng vào người.

- Thường lặp đi lặp lại một vài động tác như lắc lư người, đập đập tay.

- Khi không đồng ý hoặc giận dữ có thể hét lên chói tai, đập tay xuống sàn nhà, bứt tóc, đập đầu vào tường…

- Cực nhạy cảm với một số mùi vị và âm thanh.

Nếu thấy những biểu hiện này thường xuyên xảy ra thì ba mẹ hãy đưa bé đi khám càng sớm càng tốt.


 

yes Các biểu hiện khác của trẻ tự kỹ:

 

Ngoài chậm nói, trẻ tự kỷ còn có một số biểu hiện khác khá dễ dàng nhận biết.


- Trẻ sống thu mình: Trẻ tự kỷ thường có xu hướng sống thu mình, ngại giao tiếp, tiếp xúc với người khác. Bé thường thích ở trong phòng của mình, sống trong thế giới của riêng mình. Rất khác với những đứa trẻ bình thường thích nô đùa, chạy nhảy với bạn.


- Bất thường về hành vi: Trẻ tự kỷ thường có những hành vi rất khác lạ như việc lặp đi lặp lại một vài cử chỉ: lắc đầu, siết 2 tay, vò đầu, bứt tóc. Có một số trẻ tự kỷ tăng động, giảm trí nhớ.


- Trẻ tự kỷ thông minh: Có nhiều trẻ tự kỷ tuy chậm phát triển về ngôn ngữ và một số mốc phát triển khác nhưng chúng lại rất thông minh trong một số việc như rất giỏi lắp ráp mô hình, tính nhẩm rất nhanh, sắp xếp đồ nhanh và gọn gàng…

 

- Trẻ tự kỷ hay la hét: Trẻ tự kỷ thường la hét nhói tai nếu giận giữ hoặc không vừa ý. Thậm chí đang chơi một mình bé cũng la hét rất to khiến người khác giật mình.


yes Cách hỗ trợ trẻ tự kỷ chậm nói:

 

Để tình trạng bệnh của trẻ tự kỷ chậm nói được cải thiện sớm, ba mẹ hãy hỗ trợ bé hằng ngày bằng cách:

 

- Dành nhiều thời gian chơi đùa với con: Ngay từ khi mới sinh, ba mẹ cũng nên trò chuyện, chơi đùa với con thật nhiều. Có thể trò chuyện, hát, thực hiện các cử chỉ đơn giản để con bắt chước.

 

- Khuyến khích và dạy bé nói: Từ lúc bé được 6 tháng, ba mẹ hãy đọc sách, đọc truyện thiếu nhi cho con. Cho bé nhìn sách, nhìn tranh ảnh có hình hoa văn để bé chạm vào. Hãy chỉ cho bé các bức tranh và giới thiệu, gọi tên từng bức tranh.

 

- Với những trường hợp tự kỷ nặng, ba mẹ cần cho bé đi khám để được chỉ định các phương pháp điều trị hiệu quả. Khi nhập viện, bé sẽ được hướng dẫn tập luyện và điều trị bởi các chuyên gia nhi, bác sĩ tâm thần nhi, bác sĩ tâm lý…

 

Nguồn: Bệnh Viện VinMec

 

 

 

Ngày đăng: 04/08/2022
Zalo
favebook
Go Top