HỆ THỐNG TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ SIK

HỆ THỐNG TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ SIK

HỆ THỐNG TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ SIK

HỆ THỐNG TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ SIK

HỆ THỐNG TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ SIK
HỆ THỐNG TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ SIK
PHẢN ỨNG DỊ ỨNG THỨC ĂN Ở TRẺ

1. Làm cách nào để biết trẻ có bị dị ứng thực phẩm hay không?

Dị ứng thực phẩm xảy ra khi cơ thể phản ứng chống lại các protein vô hại có trong thực phẩm. Phản ứng này thường xảy ra ngay sau khi ăn một loại thực phẩm. Các phản ứng dị ứng thực phẩm có thể khác nhau từ nhẹ đến nặng. Và nhiều triệu chứng và trường hợp có thể bị nhầm lẫn với dị ứng thực phẩm, điều quan trọng là cha mẹ phải biết phân biệt.

 

2. Các triệu chứng của dị ứng thực phẩm:
. Các vấn đề về da
Nổi mề đay (những nốt đỏ trông giống như vết muỗi đốt), phát ban ngứa da (bệnh chàm, còn gọi là viêm da dị ứng), sưng tấy

. Các vấn đề về hô hấp
Hắt xì, thở khò khè ,đau thắt cổ họng


Các triệu chứng về dạ dày
Buồn nôn, nôn mửa, bệnh tiêu chảy


. Các triệu chứng tuần hoàn

Da nhợt nhạt, nhẹ đầu, mất ý thức

 

Nếu một số vùng trên cơ thể bị ảnh hưởng, phản ứng có thể nghiêm trọng hoặc thậm chí đe dọa tính mạng. Loại phản ứng dị ứng này được gọi là phản vệ và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

 

3. Thực phẩm có thể gây dị ứng 

Bất kỳ thực phẩm nào cũng có thể gây ra triệu chứng dị ứng , nhưng hầu hết các trường hợp dị ứng thực phẩm là do những thực phẩm dưới đây: Sữa bò, trứng, đậu phộng, đậu nành, Lúa mì, Các loại hạt từ cây ( quả óc chó, hạt điều), động vật có vỏ (như tôm, cua...), các loại hạt và hải sản. Đây những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các phản ứng nghiêm trọng, dị ứng cũng xảy ra với các loại thực phẩm khác như thịt, trái cây, rau, ngũ cốc.

 

4. Cách phòng ngừa dị ứng thức ăn tốt nhất cho trẻ em:
- Ở trẻ sơ sinh nên bú sữa mẹ trong 4 đến 6 tháng đầu ( không bú thêm sữa bột ). Vì nó làm giảm tối đa việc tiếp xúc với các protein lạ giúp hoàn chỉnh các lớp bảo vệ ở ruột , giảm nguy cơ nhiễm trùng. 
- Ở những trẻ này, nên bắt đầu cho ăn thức ăn đặc sau 6 tháng và khởi đầu bằng: Gạo, thịt lợn, thịt gà, chuối, lê, rau quả và các loại dầu tinh chế (không còn Protein để gây dị ứng).
- Tuy nhiên, dị ứng thức ăn không kéo dài suốt cả đời, chính vì thế bạn không cần bắt trẻ kiêng khem kéo dài một loại thực phẩm nào cả.

 

5. Ba mẹ cần làm gì khi bé bị dị ứng thức ăn:

- Khi nghi ngờ trẻ bị dị ứng thức ăn nên đưa trẻ đi bác sĩ để chẩn đoán bệnh và có được lời khuyên hợp lý.

- Mỗi sản phẩn ăn uống đều có nhãn dán thành phần thức ăn, phụ huynh dễ hơn khi quyết định có thể và không thể cho bé ăn.

 

Ngày đăng: 26/09/2022
Zalo
favebook
Go Top